Dịch tễ học Lao_đa_kháng_thuốc

Mọi quốc gia khảo sát đều báo cáo có các trường hợp mắc lao đa kháng thuốc.[43] Lao đa kháng thuốc thường phát triển nhất trong quá trình điều trị bệnh lao,[6] và nguyên nhân phổ biến nhất là do bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị không phù hợp, hoặc bệnh nhân dùng thiếu liều hoặc không hoàn thành điều trị. Vì vi khuẩn lao đa kháng thuốc là nhưng mầm bệnh lây truyền qua không khí nên những người mắc bệnh lao phổi đang hoạt động do chủng đa kháng thuốc gây ra có thể truyền bệnh nếu họ ho khạc.[43] Đợt bùng phát thành dịch các chủng lao đa kháng thuốc dễ xảy ra hơn ở những người có hệ thống miễn dịch yếu (ví dụ: bệnh nhân nhiễm HIV).[66][67][68][69][70] Các đợt bùng phát thành dịch các chủng lao đa kháng thuốc ở những người khỏe mạnh không bị suy giảm miễn dịch vẫn có xảy ra,[71] nhưng ít gặp hơn.[6]

Việt Nam

Năm 2013, WHO ước tính có khoảng 5.000 trường hợp lao đa kháng thuốc (MDR-TB) mắc mới tại Việt Nam. WHO hỗ trợ Việt Nam trong việc phát hiện bệnh lao trong cộng đồng một cách kịp thời và hỗ trợ điều trị cho cả lao nhạy cảm và lao kháng thuốc, trong đó hỗ trợ giới thiệu các phác đồ mới và các loại thuốc mới cho bệnh lao kháng thuốc để giúp bệnh nhân mắc các dạng lao kháng thuốc có cơ hội được chữa khỏi tốt hơn.[72]